Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Lớn mạnh cùng nền kinh tế đất nước, vững bước cùng “Tam nông”
Khẳng định vai trò chủ lực, tiên phong của Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, bên cạnh chủ động tham gia đầu tư các chương trình lớn của Chính phủ, các dự án trọng điểm quốc gia với số vốn cho vay lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, Agribank tập trung cung ứng nguồn vốn và dịch vụ tài chính vào lĩnh vực truyền thống, sở trường đó là “Tam nông” và các lĩnh vực ưu tiên của Đảng, Chính phủ. Qua đó, Agribank góp sức cùng ngành Ngân hàng thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, ổn định các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam.
Năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng đường lối đổi mới, xác định đổi mới hệ thống ngân hàng là khâu then chốt. Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) ngày nay. Thời điểm đáng nhớ này được xem như dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Agribank - Ngân hàng chuyên doanh đi đầu trong đầu tư vào một lĩnh vực mang nhiều rủi ro, khó khăn nhất, nhưng cũng đầy tiềm năng nhất - đó là nông nghiệp, nông thôn.
Trong hành trình cùng sự lớn mạnh và phát triển của nền kinh tế đất nước, nông nghiệp, nông thôn được xác định là “mặt trận” hàng đầu. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, cùng với ý chí, bản lĩnh vượt lên mọi khó khăn, thử thách, với những đột phá sáng tạo, cách làm mới, Agribank đảm trách nhiệm vụ chính trị trọng yếu trên thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn, khẳng định vai trò chủ đạo trong đầu tư cho lĩnh vực có nhiều đóng góp tích cực đối với thành tựu đổi mới kinh tế Việt Nam, khi nước ta có tới 70% lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, và nông nghiệp đóng góp khoảng 22% GDP, chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu.
Đơn vị khác
Lớn mạnh cùng nền kinh tế đất nước, vững bước cùng “Tam nông”
Khẳng định vai trò chủ lực, tiên phong của Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, bên cạnh chủ động tham gia đầu tư các chương trình lớn của Chính phủ, các dự án trọng điểm quốc gia với số vốn cho vay lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, Agribank tập trung cung ứng nguồn vốn và dịch vụ tài chính vào lĩnh vực truyền thống, sở trường đó là “Tam nông” và các lĩnh vực ưu tiên của Đảng, Chính phủ. Qua đó, Agribank góp sức cùng ngành Ngân hàng thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, ổn định các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam.
Năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng đường lối đổi mới, xác định đổi mới hệ thống ngân hàng là khâu then chốt. Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) ngày nay. Thời điểm đáng nhớ này được xem như dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Agribank - Ngân hàng chuyên doanh đi đầu trong đầu tư vào một lĩnh vực mang nhiều rủi ro, khó khăn nhất, nhưng cũng đầy tiềm năng nhất - đó là nông nghiệp, nông thôn.
Trong hành trình cùng sự lớn mạnh và phát triển của nền kinh tế đất nước, nông nghiệp, nông thôn được xác định là “mặt trận” hàng đầu. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, cùng với ý chí, bản lĩnh vượt lên mọi khó khăn, thử thách, với những đột phá sáng tạo, cách làm mới, Agribank đảm trách nhiệm vụ chính trị trọng yếu trên thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn, khẳng định vai trò chủ đạo trong đầu tư cho lĩnh vực có nhiều đóng góp tích cực đối với thành tựu đổi mới kinh tế Việt Nam, khi nước ta có tới 70% lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, và nông nghiệp đóng góp khoảng 22% GDP, chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu.